11 novembre 2014

Kha Lương Ngãi: NHẬT KÝ VỀ CUỘC VIẾNG THĂM LẦN THỨ BA

Kha Lương Ngãi, Nguyên Phó Tổng biên tập Saigon Giải Phóng


"Ðúng, kinh tế đất nước, đời sống Nhân Dân có khá hơn , nhưng là so với chính ta ở những năm ăn đói mặc rách, chứ so sánh với bất cứ nước nào quanh ta, thì chúng ta ðều phải hổ thẹn; còn việc TQ rút giàn khoan là vì áp lực đấu tranh của Nhân Dân VN yêu nước, là vì toàn thế giới phản đối; còn tình hình Biển Đông ổn là ổn trong tình thế TQ đã tạo ðược thế đứng chính trị, kinh tế, quân sự ở khắp mọi nơi trên ðất liền; ngoài biển TQ đã chiếm trọn Hoàng Sa và ðang tiếp tục xây đảo nổi, đắp đảo chìm, hoàn thành việc xây sân bay trên ðảo Gạc – Ma thuộc chủ quyền của VN ta . .. thì cái ổn ðó chính là ổn trong gọng kềm lệ thuộc, mất nước . "


Chúng tôi hoan nghênh thái độ vừa kiên trì vừa nhã nhặn của ông Kha Lương Ngãi, Nguyên Phó Tổng biên tập Báo Sàigòn Giải Phóng và là một trong 61 đảng viên ký tên trong "THƯ NGỎ: Gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam" yêu cầu bạch hóa hội nghị Thành Đô 1990 và từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và CNXH.
Trong tháng 10 và tháng 11, đảng, công an, và các hội ăn theo của đảng đã ba lần đến "thăm viếng" ông Kha Lương Ngãi vừa để lập lại những gì mà hơn 700 tờ báo nhà nước lải nhải hằng ngày vừa ngầm "rung cây nhát khỉ."
Tuy nhiên, những cuộc viếng thăm như vậy cũng đáng khuyến khích vì qua đó đã có sự đối thoại về lập trường giữa những đảng viên cấp tiến với đại diện đảng, chính quyền, có công an giám sát.
Sự kiện này trái hẳn với cách đối xử phạm pháp của bọn công an côn đồ đối với nhà văn Phạm Đình Trọng đang tiếp diễn từ 6 tháng nay.
Chúng tôi càng khuyến khích những cơ hội đối thoại, dù là trong các cuộc "viếng thăm" mà chủ nhà bị buộc phải tiếp khách, thì lại càng lên án hành động côn đồ, chứ không phải chỉ thiếu văn minh, đối với nhà văn Phạm Đình Trọng.
 

Dân Quyền


Cuộc thăm viếng lần thứ ba diễn ra vào lúc 19 giờ, ngày 8/11/2014. Thành phần vẫn như hai cuộc thăm viếng trước của Ðảng ủy phường, chủ tịch Hội cựu chiến binh, tổ trưởng dân phố, Công an khu vực. Cuộc thăm viếng nhà tôi lần này có một sự bất ngờ là người đại diện bên khách viếng thăm là Bà Thường vụ quận ủy, trưởng ban Tuyên giáo quận ủy ( TVQU, TB TG) Dù vị khách - TVQU, TB TG là người chủ động cuộc thăm viếng, nhưng vì khách ngần ngại, nên tôi đã chủ động :
Hình như ngoài việc đến thăm tặng quà cho mẹ tôi thì việc chính có phải quý vị lại muốn đến trao đổi thêm về " Thư ngỏ 61 " mà báo Sài Gòn GP vừa mới xới lên vào ngày 4/11/2014 phải không ?

Tất cả cùng cười, tôi nói tiếp :

- Thưa quý vị, tất cả chúng ta, ai cũng đều có nỗi lo chung về hiện tình đất nước. Tôi, các anh "nhóm 72 ", các nhóm XHDS, cùng nhiều anh em . . . vì quá lo " mất nước" bởi " Thù trong , giặc ngoài " nên ðã cùng nhau ký "thư ngỏ 61"; Còn quý vị và các cấp lãnh đạo cũng vì lo nên chưa tới một tháng mà quý vị đã đến thăm viếng nhà tôi tới ba lần chỉ vì cái " thư ngỏ 61 " kia . Quý vị và các cấp lãnh đạo nghĩ về chúng tôi như thế nào mà lại có cái nỗi lo như vậy ? - Lo chứ, vì đâu phải mục đích trong nhóm " thư ngỏ 61“ đều tốt như nhau ðâu , gởi " thư ngỏ ” cho Đảng mà sao vội ðưa lên mạng internet ? ngoài ra, vì cũng còn có những vấn đề cần trao đổi với nhau thêm. Ví dụ như vấn đề : Lợi hại của ða nguyên; xác ðịnh kẻ thù ; vấn đề có nên tìm liên minh, đồng minh không ?. . . Vì không đồng tình với cách đặt vấn đề, một số nội dung và quan ðiểm của " Thư ngỏ 61" như trên nên mới cần gặp nhau để trao đổi thêm .

Vị khách TVQU, TBTG trả lời, tôi đáp lại:


- Xin thưa với quý anh chị, trong nhóm 72 và nhóm 61, tôi thuộc lớp ðàn em, cháu mà tôi cũng ðủ thấu hiểu, lo sợ thảm họa mất nước sẽ đến vì " Thù trong, giặc ngoài", vì độc tài, quan liêu, tham nhũng . . . Chính vì vậy, nên tôi mới tham gia ký " Thư ngỏ 61 “ để thúc giục Đảng chuyển hóa hòa bình từ " Đảng CS độc tài" trở thành "Ðảng CS dân chủ". Vì chỉ có chuyển hóa hòa bình sang dân chủ, Đảng mới khắc phục ðược bệnh tật bẩm sinh, hoàn thiện hơn ðể tiếp tục lãnh đạo, tiếp tục cầm quyền trong hệ thống chính trị ða nguyên .

- Sao anh lại nghĩ đến mức sụp đổ và mất nước vậy ? Vị khách TVQU, TB TG hỏi lại tôi và tôi ðáp lời :

- Nếu Đảng tiếp tục độc quyền, độc tài thì thảm họa mất nước và sụp đổ chính quyền là không thể tránh khỏi. Tôi là người gần trọn đời gắn bó với sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nên tôi rất lo sợ thảm họa sụp đổ, mất nước xảy ra. Vì độc quyền, độc tài tất yếu dẫn đến thủ tiêu dân chủ ngay trong nội bộ Đảng và ðộc tài luôn ði liền với tham nhũng, áp bức, bóc lột Nhân Dân. Ðó chính là thực trạng hiện nay. Trong tình thế như vậy, Đảng CSVN độc tài ðương nhiên phải tìm kiếm sự bảo hộ của người bạn láng giềng "4 tốt và 16 chữ vàng ". Hiểm họa mất nước do chính “ Đảng CSVN độc tài " gây ra chính là vì vậy!

Tôi trả lời và vị khách - TVQU, TB TG nói tiếp :

 
Sao mà anh bi quan dữ vậy! kinh tế đất nước, đời sống Nhân Dân có khá lên rất nhiều đấy chứ ? Tình hình Biển Đông đã ổn, chiến tranh đã không xảy ra, TQ đã rút giàn khoan . . . là nhờ ðường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của Đảng ta; chuyến đi ngoại giao của đặc sứ TBT Lê Hồng Anh cũng đã đạt ðược những thỏa thuận, cam kết tạo ðược môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đó chứ ?

Tôi tiếp lời : - Ðúng, kinh tế đất nước, đời sống Nhân Dân có khá hơn , nhưng là so với chính ta ở những năm ăn đói mặc rách, chứ so sánh với bất cứ nước nào quanh ta, thì chúng ta ðều phải hổ thẹn; còn việc TQ rút giàn khoan là vì áp lực đấu tranh của Nhân Dân VN yêu nước, là vì toàn thế giới phản đối; còn tình hình Biển Đông ổn là ổn trong tình thế TQ đã tạo ðược thế đứng chính trị, kinh tế, quân sự ở khắp mọi nơi trên ðất liền; ngoài biển TQ đã chiếm trọn Hoàng Sa và ðang tiếp tục xây đảo nổi, đắp đảo chìm, hoàn thành việc xây sân bay trên ðảo Gạc – Ma thuộc chủ quyền của VN ta . .. thì cái ổn ðó chính là ổn trong gọng kềm lệ thuộc, mất nước . - Vậy theo chú và theo " Thư ngỏ 61“, Đảng nên chấp nhận thể chế chính trị ða nguyên, tự hoàn thiện để trở thành lực lượng chính trị có uy tín mới có thể tiếp tục cầm quyền lãnh đạo , nhưng chú có nghĩ rằng thể chế ða nguyên sẽ gây ra bất ổn chính trị như ðã xảy ra ở Thái Lan và ở các nước Trung Đông, Bắc Phi ? và chú có sợ “rủi ro “ sẽ xảy ra cho Đảng không ?

Vị phó bí thư Ðảng ủy Phường băn khoăn hỏi, tôi trả lời:

 Trong tình hình hiện nay, ngọn cờ độc lập, dân tộc, dân chủ vẫn còn trong tay ĐCSVN, nếu Đảng biết tin, biết dựa vào Nhân Dân, tiếp tục giương cao cờ dân chủ thì không có bất kỳ lực lượng nào khác có thể giành ðược. Chỉ sợ Đảng thiếu bản lãnh, thiếu tự tin, không dám phất cờ dân chủ, vẫn cố bám ðường lối độc tài, bảo thủ thì trước sau gì Đảng cũng sẽ tự chuốc lấy "rủi ro"- có nghĩa là Ðảng sẽ tự đánh mất chính mình. Vì vậy, vận mệnh đất nước , vận mệnh của Đảng không thể ủy thác cho phe nhóm “ bảo thủ, 4 kiên ðịnh " - vì " bảo thủ, 4 kiên ðịnh “ đồng nghĩa với quy lụy kẻ thù xâm lược, thủ tiêu dân chủ trong Đảng, áp bức Nhân Dân. Đất nước đang trông chờ, kỳ vọng lực lượng của những ngưởi cộng sản yêu nước cấp tiến quy tụ, đứng lên phất cờ dân chủ cứu nước, cứu Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 sắp tới. Tôi rất mong Đại hội các cấp từ cơ sở đến TW ủng hộ xu hướng dân chủ trong Đảng để Đảng đủ sức ðoàn kết toàn dân chống " Thù trong giặc ngoài " thắng lợi
Vì là thăm viếng là ðể trao đổi, nên không khí trao ðổi diễn ra thoải mái thân tình.

Chỉ duy nhất vấn đề “ xác định kẻ thù xâm lược " thì khách và chủ nhà thống nhất cao: Trung Quốc là kẻ thù xâm lược, tham vọng bành trướng của Đại Hán BK không bao giờ thay đổi

Nhiều vấn đề chưa thống nhất
.Chủ nhà : Chỉ có “ Đảng CS dân chủ" trong hệ thống chính trị ða nguyên mới có thể lãnh đạo Nhân Dân chống TQ xâm lược thành công; " ÐCS ðộc tài " chỉ có quy lụy kẻ thù TQXL, thủ tiêu dân chủ trong Đảng, tham nhũng, áp bức Nhân Dân . Khách : Chống TQ xâm lược theo ðường lối ngoại giao khôn khéo , mềm dẻo như Ðảng đã chủ trương là tốt rồi, đâu cần gì phải dân chủ, đa nguyên chỉ sinh thêm phức tạp .
Chủ nhà : Đối với một nước láng giềng lớn, hùng mạnh mà lại luôn nuôi mộng bành trướng như TQ xâm lược, nhất thiết Đảng phải dựa vào sức mạnh, trí tuệ của Nhân Dân, phải thiết lập cho kỳ ðược quan hệ " liên minh, ðổng minh" với Hoa kỳ và các nước dân chủ, văn minh thì mới làm nhụt ðược ý chí, tham vọng bành trướng của Bắc kinh Xâm lược .

Khách : Ðường lối, chủ trương, chính sách ðối nội, đối ngoại của Đảng hiện nay thống nhất. Những tuyên bố trái chiều, nóng đột xuất trên diễn ðàn trong nước, quốc tế của lãnh đạo cấp cao - ðó là sự phân công của Đảng nhằm tạo thế cân bằng ngoại giao, giử vững môi trường hòa bình để phát triển kinh tế xã hội .

Chủ nhà : Nội bộ lãnh đạo có sự phân hóa, chia rẽ thành hai phe : Phe " bảo thủ , 4 kiên ðịnh " cầu hòa, quy lụy TQ xâm lược ðể ðược sự bảo hộ, thủ tiêu dân chủ trong Đảng, áp bức Nhân Dân ; phe " cộng sản yêu nước cấp tiến " theo khuynh hướng dân chủ, đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tìm cách thiết lập quan hệ "liên minh , đồng minh” để chống TQ xâm lược. Cuộc thăm viếng kết thúc cởi mở, thân thiện sau gần 2 giờ trao đổi xoay quanh nội dung " Thư ngỏ 61 ". 



                                                          Kha Lưõng Ngãi
                                                       
PC :  
 

  • Cuộc thăm viếng lần thứ nhất : 11/10/2014
  • Cuộc thăm viếng lần thứ hai : 22/10/2014
  • Cuộc thăm viếng lần thứ ba : 8/11/2014